Mặc dù nhiều doanh nghiệp ngành sắt thép, thép hộp, thép vuông, ống thép, thép phá sản, đóng cửa hoặc giảm sản lượng, nhưng một số doanh nghiệp trong ngành vẫn cán đích lợi nhuận cả năm 2012 sớm hơn dự tính. Tăng trưởng của toàn ngành vẫn đạt 3% so với năm 2011.
Thép xây dựng làm giảm tăng trưởng chung của toàn ngành thép năm 201
Theo Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khó khăn kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất phôi và thép xây dựng. “Sản lựong thép xây dựng toàn ngành tính đến hết năm nay ước giảm 13% đến 14% so với năm trước”, ông Cường nói. Đó là chưa kể đến việc các nhà máy đã giảm sản xuất, nhiều nơi dừng đầu tư hay mở rộng và một số nơi khác đóng cửa hoặc phá sản nhưng không tuyên bố.
Ở phía Bắc, Công ty cổ phần thép Vạn Lợi đã ngừng hoạt động hơn một năm nay với hai nhà máy luyện thép và một nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng. Các dự án lò cao ở Nghệ An chưa đi vào hoạt động và cũng dừng vô thời hạn. Vạn Lợi là con nợ lớn của các ngân hàng với số nợ lên đến hơn 1.000 tỉ đồng và nếu tuyên bố phá sản chính thức đồng nghĩa với việc các ngân hàng cũng mất.
Doanh nghiệp sản xuất phôi khá lớn là thép Đình Vũ lỗ liên tục trong nhiều năm, đã chuyển nhượng được 70% cổ phần cho Công ty cổ phần thép Việt-Úc, nhưng chủ yếu hoạt động cầm chừng và gia công cho Việt –Úc. Các công ty thép khác mà doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có cổ phần, như thép Cửu Long Vinashin, cũng ngừng hoạt động đã lâu. Công ty cổ phần thép Sông Hồng cũng tìm cách “bán đổ bán tháo" doanh nghiệp dưới hình thức tái cơ cấu.
Nhưng trường hợp Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, doanh nghiệp lớn hàng đầu ở phía Bắc, sau nhiều năm làm ăn có lãi và tăng trưởng đã lỗ 2,4 tỉ đồng sau 9 tháng, theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng của công ty này. Số tiền lỗ không phải là quá lớn, nhưng hiện doanh nghiệp đang nợ ngân hàng hơn 6.000 tỉ đồng và cần tiếp vài ngàn tỉ đồng nữa để hoàn thành việc đầu tư dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Trong lúc đầu ra tiếp tục dư thừa thép xây dựng như hiện nay thì dự báo lỗ trong một vài năm tới do trả vốn vay, chi phí tài chính “ăn” hết lợi nhuận là điều có thể.
Theo ông Phạm Chí Cường, doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn như Thái Nguyên, nhiều năm có chi phí sản xuất thấp hơn các doanh nghiệp cùng nghề, nhờ nhiều thế mạnh về vùng nguyên liệu, từ than đến quặng hay sản xuất gang…và giá bán hàng trong chuỗi dây chuyền sản xuất cho các doanh nghiệp trong nội bộ thép Thái Nguyên và các công ty có liên quan thấp hơn thị trường nhiều nên sức tiêu thụ tốt. “Nay vấn đề là đầu ra không có thì việc sản xuất có ưu thế hay không không mang tính quyết định hiệu quả nữa”.
Hiện toàn ngành thép có hai doanh nghiệp báo cán đích lợi nhuận sớm là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Hoa Sen.
Vẫn theo ông Cường, cho dù mặt hàng thép xây dựng là chủ lực của Hòa Phát, song nơi này bị ảnh hưởng khó khăn không lớn bằng các doanh nghiệp khác, thậm chí làm ăn vẫn có lãi: lợi nhuận lũy kế sau 10 tháng đạt 950 tỉ đồng, hoàn thành kế hoạch và khả năng hết năm đạt lợi nhuận khoảng 1100 tỉ đồng. Lý do là ngoài thép xây dựng có hệ thống phân phối tốt và giá bán rất cạnh tranh, Hòa Phát còn sản xuất và xuất khẩu thép ống, mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu lớn năm nay (24% so với năm trước). Thép ống là một trong ba mặt hàng tăng trưởng của toàn ngành thép (cùng với tôn mạ kẽm- mặt hàng chủ lực của Hoa Sen) và thép cuộn cán nguội (tăng trưởng 28%). Chưa kể Hòa Phát còn có lợi thế là đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác trong cùng nội bộ tập đoàn (một phần sản lượng thép cho các dự án bất động sản đang đầu tư).
Tập đoàn Hoa Sen cũng cán đích năm tài chính 2012 với mức lãi 350 tỉ đồng và là doanh nghiệp thép sớm nhất đặt ra mục tiêu tăng trưởng 10% doanh thu và lợi nhuận năm 2013.
Theo ông Cường, nguyên nhân làm ăn có lời của Hoa Sen năm nay, trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, vì doanh nghiệp đẩy mạng được xuất khẩu tôn mạ kẽm, mặt hàng chủ lực và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàng này. Hệ thống đại lý phân phối của Hoa Sen cũng khá tốt nên việc tiêu thụ hàng hóa, quay vòng vốn nhanh.
Trong khi đó, Công ty cổ phần thép Pomina, cũng có hệ thống phân phối và thị phần lớn nhất thị trường phía Nam, nhưng mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là thép xây dựng nên đến thời điểm này, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy đã lỗ 28,2 tỉ đồng, chưa kể đến việc tiết giảm công suất vài chục phần trăm.
Ông Cường tính toán rằng, nếu cân đối giữa các dòng sản phẩm trong ngành thép, có ngành lỗ, có ngành lãi, có ngành tăng trưởng và ngược lại có ngành thụt lùi thì toàn ngành thép vẫn tăng trưởng ở mức 3%. Trên cơ sở đó, VSA dự kiến năm 2013, nếu tình hình kinh tế vĩ mô đạt được như dự kiến đề ra thì việc toàn ngành thép duy trì được tình hình sản xuất như năm nay và giữ được mức tăng trưởng 3% cũng là một điều đáng kể.
Nguồn tin: TBKTSG
Thép xây dựng làm giảm tăng trưởng chung của toàn ngành thép năm 201
Theo Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) Phạm Chí Cường, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khó khăn kinh tế là các doanh nghiệp sản xuất phôi và thép xây dựng. “Sản lựong thép xây dựng toàn ngành tính đến hết năm nay ước giảm 13% đến 14% so với năm trước”, ông Cường nói. Đó là chưa kể đến việc các nhà máy đã giảm sản xuất, nhiều nơi dừng đầu tư hay mở rộng và một số nơi khác đóng cửa hoặc phá sản nhưng không tuyên bố.
Ở phía Bắc, Công ty cổ phần thép Vạn Lợi đã ngừng hoạt động hơn một năm nay với hai nhà máy luyện thép và một nhà máy sản xuất phôi tại Hải Phòng. Các dự án lò cao ở Nghệ An chưa đi vào hoạt động và cũng dừng vô thời hạn. Vạn Lợi là con nợ lớn của các ngân hàng với số nợ lên đến hơn 1.000 tỉ đồng và nếu tuyên bố phá sản chính thức đồng nghĩa với việc các ngân hàng cũng mất.
Doanh nghiệp sản xuất phôi khá lớn là thép Đình Vũ lỗ liên tục trong nhiều năm, đã chuyển nhượng được 70% cổ phần cho Công ty cổ phần thép Việt-Úc, nhưng chủ yếu hoạt động cầm chừng và gia công cho Việt –Úc. Các công ty thép khác mà doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có cổ phần, như thép Cửu Long Vinashin, cũng ngừng hoạt động đã lâu. Công ty cổ phần thép Sông Hồng cũng tìm cách “bán đổ bán tháo" doanh nghiệp dưới hình thức tái cơ cấu.
Nhưng trường hợp Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, doanh nghiệp lớn hàng đầu ở phía Bắc, sau nhiều năm làm ăn có lãi và tăng trưởng đã lỗ 2,4 tỉ đồng sau 9 tháng, theo báo cáo tài chính hợp nhất 9 tháng của công ty này. Số tiền lỗ không phải là quá lớn, nhưng hiện doanh nghiệp đang nợ ngân hàng hơn 6.000 tỉ đồng và cần tiếp vài ngàn tỉ đồng nữa để hoàn thành việc đầu tư dự án mở rộng gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Trong lúc đầu ra tiếp tục dư thừa thép xây dựng như hiện nay thì dự báo lỗ trong một vài năm tới do trả vốn vay, chi phí tài chính “ăn” hết lợi nhuận là điều có thể.
Theo ông Phạm Chí Cường, doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng lớn như Thái Nguyên, nhiều năm có chi phí sản xuất thấp hơn các doanh nghiệp cùng nghề, nhờ nhiều thế mạnh về vùng nguyên liệu, từ than đến quặng hay sản xuất gang…và giá bán hàng trong chuỗi dây chuyền sản xuất cho các doanh nghiệp trong nội bộ thép Thái Nguyên và các công ty có liên quan thấp hơn thị trường nhiều nên sức tiêu thụ tốt. “Nay vấn đề là đầu ra không có thì việc sản xuất có ưu thế hay không không mang tính quyết định hiệu quả nữa”.
Hiện toàn ngành thép có hai doanh nghiệp báo cán đích lợi nhuận sớm là Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát và Công ty cổ phần Hoa Sen.
Vẫn theo ông Cường, cho dù mặt hàng thép xây dựng là chủ lực của Hòa Phát, song nơi này bị ảnh hưởng khó khăn không lớn bằng các doanh nghiệp khác, thậm chí làm ăn vẫn có lãi: lợi nhuận lũy kế sau 10 tháng đạt 950 tỉ đồng, hoàn thành kế hoạch và khả năng hết năm đạt lợi nhuận khoảng 1100 tỉ đồng. Lý do là ngoài thép xây dựng có hệ thống phân phối tốt và giá bán rất cạnh tranh, Hòa Phát còn sản xuất và xuất khẩu thép ống, mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu lớn năm nay (24% so với năm trước). Thép ống là một trong ba mặt hàng tăng trưởng của toàn ngành thép (cùng với tôn mạ kẽm- mặt hàng chủ lực của Hoa Sen) và thép cuộn cán nguội (tăng trưởng 28%). Chưa kể Hòa Phát còn có lợi thế là đầu ra của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp khác trong cùng nội bộ tập đoàn (một phần sản lượng thép cho các dự án bất động sản đang đầu tư).
Tập đoàn Hoa Sen cũng cán đích năm tài chính 2012 với mức lãi 350 tỉ đồng và là doanh nghiệp thép sớm nhất đặt ra mục tiêu tăng trưởng 10% doanh thu và lợi nhuận năm 2013.
Theo ông Cường, nguyên nhân làm ăn có lời của Hoa Sen năm nay, trong bối cảnh khó khăn chung như vậy, vì doanh nghiệp đẩy mạng được xuất khẩu tôn mạ kẽm, mặt hàng chủ lực và tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất mặt hàng này. Hệ thống đại lý phân phối của Hoa Sen cũng khá tốt nên việc tiêu thụ hàng hóa, quay vòng vốn nhanh.
Trong khi đó, Công ty cổ phần thép Pomina, cũng có hệ thống phân phối và thị phần lớn nhất thị trường phía Nam, nhưng mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu là thép xây dựng nên đến thời điểm này, báo cáo tài chính hợp nhất cho thấy đã lỗ 28,2 tỉ đồng, chưa kể đến việc tiết giảm công suất vài chục phần trăm.
Ông Cường tính toán rằng, nếu cân đối giữa các dòng sản phẩm trong ngành thép, có ngành lỗ, có ngành lãi, có ngành tăng trưởng và ngược lại có ngành thụt lùi thì toàn ngành thép vẫn tăng trưởng ở mức 3%. Trên cơ sở đó, VSA dự kiến năm 2013, nếu tình hình kinh tế vĩ mô đạt được như dự kiến đề ra thì việc toàn ngành thép duy trì được tình hình sản xuất như năm nay và giữ được mức tăng trưởng 3% cũng là một điều đáng kể.
Nguồn tin: TBKTSG
Không có nhận xét nào: