Tháng 5/2012, lượng thép xuất khẩu của cả nước đã đạt mức 500 ngàn tấn, tăng đến 46% so với tháng trước. Đây là giải pháp tình thế để các DN ngành Thép giải quyết lượng hàng tồn kho.
Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài đã khiến các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ngưng trệ theo với lượng tồn đọng sản phẩm khá lớn. Theo thông tin từ ông Đỗ Duy Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 5 vừa qua chỉ đạt 410 ngàn tấn, tiếp tục giảm 50 ngàn tấn so với tháng trước.
Đến cuối tháng 5, lượng thép thành phẩm tồn kho cũng đã lên tới con số 320 ngàn tấn, tăng thêm 65 ngàn tấn so với tháng trước đó. Tình trạng này khiến nhiều nhà máy thép gặp khó khăn, chỉ chạy cầm chừng ở mức 50 – 60% công suất. Chưa hết, giá nguyên vật liệu, điện, xăng dầu… đều tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất tăng, buộc các doanh nghiệp (DN) ngành thép phải giữ giá thành phẩm ở mức cao.
Sau nhiều tháng giữ ổn định, một số nhà sản xuất thép ở phía Bắc đã tăng giá bán thêm 100 ngàn đồng/tấn. Với sản phẩm thép tròn cuộn, giá bán ở khu vực phía Bắc cũng tăng 50-100 ngàn đồng/tấn và thép cây thông dụng tăng 50-200 ngàn đồng/tấn. Để giữ giá thép, nhiều nhà sản xuất đã thực hiện giảm phần chiết khấu bán hàng của đại lý. Tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh, các DN cũng đã tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông Thái cho biết, tháng 5 vừa qua lượng thép xuất khẩu của cả nước đã đạt mức 500 ngàn tấn, tăng đến 46% so với tháng trước. Mặc dù lợi nhuận của việc xuất khẩu thép vào thời điểm này rất thấp, nhưng đây là giải pháp tình thế để các DN ngành Thép giải quyết lượng hàng tồn kho
Thị trường bất động sản đóng băng kéo dài đã khiến các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ngưng trệ theo với lượng tồn đọng sản phẩm khá lớn. Theo thông tin từ ông Đỗ Duy Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 5 vừa qua chỉ đạt 410 ngàn tấn, tiếp tục giảm 50 ngàn tấn so với tháng trước.
Đến cuối tháng 5, lượng thép thành phẩm tồn kho cũng đã lên tới con số 320 ngàn tấn, tăng thêm 65 ngàn tấn so với tháng trước đó. Tình trạng này khiến nhiều nhà máy thép gặp khó khăn, chỉ chạy cầm chừng ở mức 50 – 60% công suất. Chưa hết, giá nguyên vật liệu, điện, xăng dầu… đều tăng cao đã đẩy chi phí sản xuất tăng, buộc các doanh nghiệp (DN) ngành thép phải giữ giá thành phẩm ở mức cao.
Sau nhiều tháng giữ ổn định, một số nhà sản xuất thép ở phía Bắc đã tăng giá bán thêm 100 ngàn đồng/tấn. Với sản phẩm thép tròn cuộn, giá bán ở khu vực phía Bắc cũng tăng 50-100 ngàn đồng/tấn và thép cây thông dụng tăng 50-200 ngàn đồng/tấn. Để giữ giá thép, nhiều nhà sản xuất đã thực hiện giảm phần chiết khấu bán hàng của đại lý. Tiêu thụ thép trong nước giảm mạnh, các DN cũng đã tìm hướng đẩy mạnh xuất khẩu.
Ông Thái cho biết, tháng 5 vừa qua lượng thép xuất khẩu của cả nước đã đạt mức 500 ngàn tấn, tăng đến 46% so với tháng trước. Mặc dù lợi nhuận của việc xuất khẩu thép vào thời điểm này rất thấp, nhưng đây là giải pháp tình thế để các DN ngành Thép giải quyết lượng hàng tồn kho
Theo ANTĐ
Không có nhận xét nào: