Thị trường nội thất Việt thu hút các hãng ngoại có tiếng đến từ Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Thụy Điển với hàng loạt siêu thị, showroom xuất hiện ngày càng nhiều.
Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này càng quyết liệt hơn khi mới đây, hãng nội thất mang phong cách Thụy Điển UMA khai trương thêm một siêu thị tại quận Phú Nhuận, TP HCM với diện tích 700 m2 và dự định ngày 23/9 sẽ ra mắt một siêu thị nữa tại Dĩ An, Bình Dương, nâng số cửa hàng hiện diện ở Việt Nam lên 9. Hãng dự định mỗi năm sẽ mở thêm 2 siêu thị và vài cửa hàng nhỏ trong khu dân cư.
Ông August Wingardh, Chủ tịch UMA cho hay, kinh tế khó khăn, bất động sản đi xuống, nhưng phân khúc hàng bình dân dành cho các gia đình vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Đó là lý do giá bộ sofa ở đây bán dao động 2-20 triệu đồng.
Hiện người Việt chưa quen mua sắm ở các siêu thị nội thất một phần cũng do e ngại giá cả cao. Do vậy, sự ra đời của hàng loạt siêu thị với sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả, chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ sẽ dần thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Hiện, 80% sản phẩm của đơn vị này sản xuất, gia công tại Việt Nam theo tiêu chuẩn chất lượng và thiết kế của Thụy Điển. UMA ra đời dựa trên hợp tác giữa nhà đầu tư trong nước và Thụy Điển, mỗi bên đóng góp 50% vốn.
Nội thất ngoại ồ ạt mở rộng thị phần ở Việt Nam. Ảnh: Hồng Châu.
Đầu tháng 8, CEO hãng nội thất Ashley - Todd Waneck sang Việt Nam bàn kế hoạch hợp tác với một doanh nghiệp TP HCM nghiên cứu mở thêm nhà máy ở Bình Dương.
Đơn vị hợp tác với hãng nội thất Mỹ cho hay, công ty đã cùng CEO hãng này ký biên bản ghi nhớ vào cuối tháng 7 tại Mỹ, với tổng giá trị đầu tư 10 triệu USD.
Theo kế hoạch, trung tâm phân phối sản phẩm của Ahsley sẽ được mở vào đầu năm 2014, bao gồm một chuỗi cửa hàng (home store) từ Bắc vào Nam và các gian trưng bày (gallery) nằm trong các siêu thị của công ty này.
Ashley Furniture Industries hiện có nhà máy sản xuất đồ nội thất và một cửa hàng chính hãng tại Long Biên (Hà Nội). Ông Todd Waneck cũng đã tới Bình Dương, nơi công ty sẽ mở thêm một nhà máy.
Dự tính của hãng Ashley là 2015 nhà máy sẽ xây dựng xong và đi vào hoạt động, số lao động sẽ từ 4.000 lên 10.000 người. Đây cũng là kế hoạch của hãng sau khi rút bớt lao động bên Trung Quốc.
Nhà đầu tư đến từ Thái Lan cũng không kém cạnh khi liên tục mở rộng mạng lưới trên địa bàn TP HCM. Cuối tháng 12/2011, hãng nội thất Index Interfurn Thái Lan vào Việt Nam và cho ra đời siêu thị Index Living Mall đầu tiên tại TP HCM, với quy mô 7.000 m2. Hiện nay, ở thị trường TP HCM, Index Living đã có thêm 3 chi nhánh (showroom) ở quận 2, 3 và 5.
Đại diện Index Living Mall Việt Nam chia sẻ, 5 năm trước khi chuẩn bị vào Việt Nam, đơn vị này đã thăm dò thị trường và nhắm tới phân khúc khách hàng trung lưu bởi ở Việt Nam, phân khúc này chiếm đa số.
Hàng mang phong cách Thái Lan chủ yếu dành cho những gia đình có cuộc sống hiện đại, chịu thay đổi gu nội thất theo mùa, sản phẩm có giá dao động từ vài triệu đến mấy chục triệu. Đơn vị này muốn mở rộng kinh doanh nhưng còn vướng mắc ở khâu tìm mặt bằng.
Siêu thị nội thất Thái Lan có hơn 100.000 mặt hàng điện gia dụng, đồ trang trí, dụng cụ gia đình, đồ nội thất..., thu hút 500-1.000 người đến tham quan, mua sắm mỗi ngày. Index Living Mall là mô hình thương mại one-stop shopping mall đầu tiên tại Việt Nam.
Không chỉ nội thất Mỹ, Thụy Điển, Thái Lan đua nhau vào thị trường Việt Nam mà các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã nhanh chân xác lập thị phần.
Kimsfullhouse, công ty 100% vốn nước ngoài có mặt ở thị trường Việt Nam từ tháng 1/2007. Đây là nhà nhập khẩu và độc quyền phân phối sản phẩm nội thất cao cấp cho các thương hiệu đến từ Hàn Quốc. Kimsfullhouse hiện có 6 showroom trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP HCM. Phân khúc mà hãng muốn hướng đến là giới thượng lưu, có thu nhập khá và luôn muốn thay đổi phong cách theo mùa.
Một chuyên gia chuyên gia kinh tế nhận định, việc xuất hiện nhiều hãng nội thất ngoại ở Việt Nam giúp thị trường này phong phú và đa dạng về chủng loại hàng hóa. Nhiều hãng đua nhau cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ giá cả cho tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sự gia nhập của các hãng ngoại ngày càng nhiều sẽ khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thị phần bị thu hẹp. Nếu các doanh nghiệp Việt không có chiến lược đúng đắn rất dễ bị đánh bại trên "đường đua" này.
Hồng Châu
Tags: Công ty vệ sinh, Dịch vụ vệ sinh, Vệ sinh công nghiệp
Cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực này càng quyết liệt hơn khi mới đây, hãng nội thất mang phong cách Thụy Điển UMA khai trương thêm một siêu thị tại quận Phú Nhuận, TP HCM với diện tích 700 m2 và dự định ngày 23/9 sẽ ra mắt một siêu thị nữa tại Dĩ An, Bình Dương, nâng số cửa hàng hiện diện ở Việt Nam lên 9. Hãng dự định mỗi năm sẽ mở thêm 2 siêu thị và vài cửa hàng nhỏ trong khu dân cư.
Ông August Wingardh, Chủ tịch UMA cho hay, kinh tế khó khăn, bất động sản đi xuống, nhưng phân khúc hàng bình dân dành cho các gia đình vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Đó là lý do giá bộ sofa ở đây bán dao động 2-20 triệu đồng.
Hiện người Việt chưa quen mua sắm ở các siêu thị nội thất một phần cũng do e ngại giá cả cao. Do vậy, sự ra đời của hàng loạt siêu thị với sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả, chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ sẽ dần thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Hiện, 80% sản phẩm của đơn vị này sản xuất, gia công tại Việt Nam theo tiêu chuẩn chất lượng và thiết kế của Thụy Điển. UMA ra đời dựa trên hợp tác giữa nhà đầu tư trong nước và Thụy Điển, mỗi bên đóng góp 50% vốn.
Nội thất ngoại ồ ạt mở rộng thị phần ở Việt Nam. Ảnh: Hồng Châu.
Đầu tháng 8, CEO hãng nội thất Ashley - Todd Waneck sang Việt Nam bàn kế hoạch hợp tác với một doanh nghiệp TP HCM nghiên cứu mở thêm nhà máy ở Bình Dương.
Đơn vị hợp tác với hãng nội thất Mỹ cho hay, công ty đã cùng CEO hãng này ký biên bản ghi nhớ vào cuối tháng 7 tại Mỹ, với tổng giá trị đầu tư 10 triệu USD.
Theo kế hoạch, trung tâm phân phối sản phẩm của Ahsley sẽ được mở vào đầu năm 2014, bao gồm một chuỗi cửa hàng (home store) từ Bắc vào Nam và các gian trưng bày (gallery) nằm trong các siêu thị của công ty này.
Ashley Furniture Industries hiện có nhà máy sản xuất đồ nội thất và một cửa hàng chính hãng tại Long Biên (Hà Nội). Ông Todd Waneck cũng đã tới Bình Dương, nơi công ty sẽ mở thêm một nhà máy.
Dự tính của hãng Ashley là 2015 nhà máy sẽ xây dựng xong và đi vào hoạt động, số lao động sẽ từ 4.000 lên 10.000 người. Đây cũng là kế hoạch của hãng sau khi rút bớt lao động bên Trung Quốc.
Nhà đầu tư đến từ Thái Lan cũng không kém cạnh khi liên tục mở rộng mạng lưới trên địa bàn TP HCM. Cuối tháng 12/2011, hãng nội thất Index Interfurn Thái Lan vào Việt Nam và cho ra đời siêu thị Index Living Mall đầu tiên tại TP HCM, với quy mô 7.000 m2. Hiện nay, ở thị trường TP HCM, Index Living đã có thêm 3 chi nhánh (showroom) ở quận 2, 3 và 5.
Đại diện Index Living Mall Việt Nam chia sẻ, 5 năm trước khi chuẩn bị vào Việt Nam, đơn vị này đã thăm dò thị trường và nhắm tới phân khúc khách hàng trung lưu bởi ở Việt Nam, phân khúc này chiếm đa số.
Hàng mang phong cách Thái Lan chủ yếu dành cho những gia đình có cuộc sống hiện đại, chịu thay đổi gu nội thất theo mùa, sản phẩm có giá dao động từ vài triệu đến mấy chục triệu. Đơn vị này muốn mở rộng kinh doanh nhưng còn vướng mắc ở khâu tìm mặt bằng.
Siêu thị nội thất Thái Lan có hơn 100.000 mặt hàng điện gia dụng, đồ trang trí, dụng cụ gia đình, đồ nội thất..., thu hút 500-1.000 người đến tham quan, mua sắm mỗi ngày. Index Living Mall là mô hình thương mại one-stop shopping mall đầu tiên tại Việt Nam.
Không chỉ nội thất Mỹ, Thụy Điển, Thái Lan đua nhau vào thị trường Việt Nam mà các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đã nhanh chân xác lập thị phần.
Kimsfullhouse, công ty 100% vốn nước ngoài có mặt ở thị trường Việt Nam từ tháng 1/2007. Đây là nhà nhập khẩu và độc quyền phân phối sản phẩm nội thất cao cấp cho các thương hiệu đến từ Hàn Quốc. Kimsfullhouse hiện có 6 showroom trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các trung tâm thương mại tại Hà Nội và TP HCM. Phân khúc mà hãng muốn hướng đến là giới thượng lưu, có thu nhập khá và luôn muốn thay đổi phong cách theo mùa.
Một chuyên gia chuyên gia kinh tế nhận định, việc xuất hiện nhiều hãng nội thất ngoại ở Việt Nam giúp thị trường này phong phú và đa dạng về chủng loại hàng hóa. Nhiều hãng đua nhau cạnh tranh, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ giá cả cho tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, sự gia nhập của các hãng ngoại ngày càng nhiều sẽ khiến doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, thị phần bị thu hẹp. Nếu các doanh nghiệp Việt không có chiến lược đúng đắn rất dễ bị đánh bại trên "đường đua" này.
Hồng Châu
Tags: Công ty vệ sinh, Dịch vụ vệ sinh, Vệ sinh công nghiệp
Không có nhận xét nào: